Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, một số bằng chứng chỉ ra rằng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ hẹp động mạch (xơ vữa động mạch), đau tim và đột quỵ. Các rủi ro sức khỏe khác bao gồm bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ nhẹ.
Quỹ Tim mạch Anh cho biết quá nhiều cholesterol “xấu" và các chất khác có thể hình thành mảng bám tích tụ trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đau tim và đột quỵ.
Mọi người có thể giảm thiểu những mối nguy hiểm bằng cách ăn ít thực phẩm chứa chất béo, đồng thời tăng lượng trái cây và rau.
Nhưng điều ít người biết đến là ăn trứng có thể đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients ghi nhận, ăn 1-3 quả trứng mỗi tuần giảm 60% nguy cơ cơ mắc bệnh tim mạch.
Hơn 3.000 người trưởng thành sống ở Hy Lạp đã tham gia thử nghiệm. Họ cung cấp thông tin về số lượng trứng ăn mỗi tuần. Sau 10 năm, 317 người trong số đó bị bệnh tim mạch.
Những người ăn một quả trứng hoặc ít hơn một tuần có tỷ lệ mắc bệnh là 18%. Tỷ lệ này ở nhóm ăn 1-4 quả trứng/tuần là 9%; nhóm ăn 4-7 quả là 8%.
Tuy nhiên, khi xem xét lượng axit béo bão hòa tiềm năng, nhóm tác giả kết luận, ăn 1-3 quả trứng mỗi tuần sẽ an toàn hơn.
“Trứng là một trong những thực phẩm gây tranh cãi nhất do hàm lượng axit béo bão hòa (3g/100g trứng) và cholesterol (370mg/100g trứng) cùng với thành phần giàu protein chất lượng cao, sắt, vitamin, khoáng chất và carotenoid”, bài báo cho biết.
TheoMirror, nhóm tác giả khuyến cáo trứng nên được kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để thu được lợi ích: “Nghiên cứu của chúng tôi với lượng người tham gia ở Địa Trung Hải cho thấy, trứng có thể bảo vệ cơ thể nhưng chỉ trong trường hợp một người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh với mức tiêu thụ axit béo bão hòa thấp”.
Hầu hết các cơ quan y tế trên thế giới đều khuyến nghị ăn 2-4 quả trứng mỗi tuần. Kết luận trên có vẻ phù hợp với quan điểm đó.
“Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tài liệu gần đây nhất đề xuất sự gia tăng giới hạn số lượng trứng ở nhóm người trưởng thành tuân theo chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật”, các tác giả viết.
Nhắc lại những thành tựu nổi bật, ấn tượng của lĩnh vực ghép tạng tại Việt Nam, Thủ tướng đánh giá đây là minh chứng rõ nét của tình thương, lòng nhân ái.
Lấy dẫn chứng từ việc hồi tháng 4, khoảng 120 thầy thuốc của nhiều bệnh viện với tinh thần khẩn trương, phối hợp nhịp nhàng, đã kịp thời lấy tạng từ người cho chết não ở Quảng Ninh vận chuyển tới nhiều trung tâm trong cả nước để ghép tạng cứu 7 người, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh "đây là điểm sáng, là niềm tự hào, minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc, thể hiện trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu sắc, kinh nghiệm phong phú của chuyên ngành ghép tạng nói riêng và y học Việt Nam nói chung".
Vẫn còn những lo toan, băn khoăn, trăn trở
Bên cạnh thành tựu đáng trân trọng, Thủ tướng cho rằng vẫn còn những lo toan, băn khoăn, trăn trở, khi số lượng ca ghép tạng chưa đáp ứng nhu cầu được ghép tạng của nhân dân.
Ở nước ta, hơn 94% tạng ghép là từ nguồn hiến sống, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe người hiến. Trong khi ở các nước phát triển, tỷ lệ hiến tạng từ nguồn hiến sống chỉ từ 10-50%; tỷ lệ này ở một số nước có nền văn hóa tương đồng như Việt Nam như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc là từ 20-60%, thấp hơn nhiều so với nước ta. Người chết não đăng ký hiến tạng còn rất thấp.
Thủ tướng đánh giá khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn tạng hiến “chưa được nhiều”; việc huy động nguồn nhân lực và cơ chế chính sách liên quan người cho và người nhận tạng còn những hạn chế, bất cập cần điều chỉnh bởi “đây là chính sách cần phải ưu tiên”…
Phát huy truyền thống "tương thân tương ái" tốt đẹp của dân tộc ta; với mong muốn nhận thức và tinh thần hiến tạng cứu người tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa trong xã hội, Thủ tướng kêu gọi mọi người dân Việt Nam trưởng thành tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần mở lòng nhân ái, lan tỏa yêu thương, thắp sáng niềm tin, tiếp nối hi vọng, gieo mầm sự sống. Đó là tình yêu, nghĩa cử cao đẹp nhất vì “cho đi là còn mãi”.
Tại chương trình, Thủ tướng cho biết cá nhân ông cùng gia đình đăng ký hiến mô tạng để góp phần tạo phong trào, xu thế đăng ký hiến mô, tạng trên cả nước.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết từ ca ghép thận thành công đầu tiên vào năm 1992, đến nay, sau hơn 30 năm, nước ta đã thực hiện được hơn 8.600 ca ghép tạng. Riêng trong hai năm 2022 và 2023, mỗi năm nước ta ghép hơn 1.000 ca, trở thành nước có số lượng ghép tạng/năm cao nhất khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, trên toàn quốc đã có 26 bệnh viện thực hiện ghép tạng thành công; ghép được hầu hết các tạng trên người như ghép thận, gan, tim, phổi, tụy… Dù số lượng ca ghép ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ghép tạng của người bệnh.
Theo báo cáo của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, cả nước hiện có hơn 86.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chiếm 0,086% dân số. Tỷ lệ đăng ký hiến mô tạng sau khi chết tại Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.